Dự án Mô hình trường học mới (GPE - VNEN)

Đăng lúc: Thứ sáu - 22/11/2013 10:47 - Người đăng bài viết: Phòng GD&ĐT An Minh
Dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) triển khai ở các trường tiểu học trên phạm vi cả nước trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2015. Năm học 2011 - 2012 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu thí điểm ở 6 tỉnh với 24 trường và tiến hành triển khai đại trà cho 63 tỉnh với 1.447 trường từ năm học 2012 - 2013. Đây là dự án được quỹ giáo dục toàn cầu thông qua Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng số vốn là 85 triệu USD với mục đích nhằm đổi mới quá trình sư phạm, đồng thời tăng cường hệ thống cơ sở vật chất và góp phần hỗ trợ học sinh vùng khó khăn được đến trường học cả ngày.
Tổ chức chia nhóm học tập thuộc chương trình VNEN

Tổ chức chia nhóm học tập thuộc chương trình VNEN

Phần I. VNEN  là gì?

Dự án Mô hình trường học mới (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là Dự án thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học do Quỹ Giáo dục toàn cầu tài trợ về kinh phí (khoảng 85000000 USD). Dự án triển khai trên 1447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, thành phố cả nước.

VNEN là Dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu tác động vào thay đổi cách tổ chức lớp học, thay đổi quá trình sư phạm của  giáo viên theo phương châm đổi mới con đường dạy học truyền thống (dạy học thông báo- chủ yếu truyền thụ một chiều) sang dạy học hiện đại (dạy học tương tác tích cực- chủ yếu thiết kế, tư vấn, thúc đẩy) nhằm phát huy tính tự giác, lòng tự trọng và óc sáng tạo của mỗi học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình dạy học.

Phòng học VNEN được tổ chức lại: bố trí lại bàn ghế để học sinh có thể ngồi học theo nhóm (nhóm 4 em là tốt nhất); Trang trí lại lớp học thân thiện hơn; Bố trí các góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động dạy học, giáo dục của cả thầy và trò.

Tổ chức lớp học VNEN nhằm giúp cho mỗi học sinh có cơ hội tham gia vào các công việc chung của lớp- Đây là tiền đề để xây dựng một xã hội dân chủ theo mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đẫ đề ra.

Dự án VNEN được triển khai từ năm học 2012 – 2013 cho 2 khối 2 và 3; Kết thúc vào năm học 2014 – 2015.

Kinh phí của Dự án chủ yếu hỗ trợ các nhà trường để tổ chức dạy học cả ngày, đổi mới phương pháp dạy học và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn để có cơ hội tham gia học 2 buổi/ngày.

Dự án mới được triển khai từ tháng 7/2012 nhưng đã đem lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học từ mỗi lớp học, mỗi nhà trường tham gia Dự án.

Hy vọng rằng, Dự án sẽ tạo ra được một mô hình tốt cho sự phát triển của giáo dục tiểu học trong tương lai.


Phần II. Chia sẻ thông tin

Câu hỏi 1: Cấu trúc các môn học, hoạt động giáo dục của lớp học theo Dự án VNEN có gì khác với lớp học thông thường?Sự thay đổi ấy có đem lại lợi ích gì cho người học không?

Trả lời: Học sinh học theo lớp học thông thường (chương trình 2000) phải học theo 9 môn học bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội (1, 2, 3)) hoặc Khoa học lớp 4, 5; Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5; Thủ công 1, 2, 3 hoặc Kỷ thuật lớp 4, 5. Ngoài ra, còn phải học các môn Tự chọn (Ngoại ngữ, Tin học) và tham gia các hoạt động tập thể (02 tiết/tuần) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng).

Khi học theo các lớp dự án, học sinh chỉ còn phải học 4 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ (chỉ học từ lớp 3);  TN-XH 1, 2, 3) hoặc Lịch sử- Địa lý lớp 4, 5. Các môn học khác ở chương trình hiện hành được chuyển sang Hoạt động giáo dục (HĐGD lối sống; HĐGD Thể chất; HĐGD Nghệ thuật- Thẩm mỹ). Vớ sự thay đổi cơ cấu các môn học, HĐGD theo hướng trên, học sinh không mất cơ hội phát triển toàn diện; mặt khác việc tham gia các hoạt động học tập, giáo dục tại trường trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn; Dự án góp phần “giảm tải” cho học sinh từ sự thay đổi về cơ cấu các môn học.

Câu hỏi 2: Lớp học VNEN có nhiều điểm mới so với lớp học bình thường. Sự thay đổi ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời: Cách tổ chức dạy học mới của Dự án quy định cách thức sắp xếp lại lớp học:

+ Trang trí phòng học làm sao để chúng trở thành nơi có môi trường thân thiện nhất đối với trẻ: màu sắc phải sinh động; có các góc học tập theo môn học, HĐGD; có góc cộng đồng; góc thư viện; hộp thư bày tỏ ý kiến cá nhân... Tuy nhiên, tất cả những thứ đó không phải chỉ để trang trí cho đẹp mắt mà phải hướng tới mục đích phục vụ các nhu cầu học tập và hoạt động mang tính xã hội của mỗi học sinh. Với ý tưởng trên, nhà trường không còn là nơi chỉ biết dạy chữ mà nhà trường phải có sứ mệnh tạo ra  CON NGƯỜI XÃ HỘI. Có nghĩa là khi vào trường, trẻ em không chỉ học chữ với mục đích ngắn là đọc thông viết thao mà phải được học- giáo dục toàn diện để chúng sẽ trở thành con người xã hội- không ngỡ ngàng, không bị khớp, không bị rủi ro khi trở thành con người xã hội. Phương châm học để biết chung sống, học để làm người do Liên hợp quốc đưa ra cho GD thế kỷ XXI phải được cụ thể hóa trong mỗi nhà trường phổ thông.

+ Cách sắp xếp bàn ghế thay vì bàn ghế được sắp theo hàng ngang như trước đây, các lớp học VNEN yêu cầu sắp xếp lại bàn ghế theo nhóm học sinh: nhóm 4 hoặc nhóm 6. Sự thay đổi trong cách sắp xếp bàn ghế tạo ra sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi từ đó, tạo ra sự thay đổi về tâm thế học tập và quan hệ tương tác của đứa trẻ. Với cách ngồi theo hàng ngang, trẻ không cần tương tác với nhau, trẻ chỉ có một quan hệ tương tác: cô và trò. từ đó, nẩy sinh tâm lý lấy co giáo làm trung tâm của quá trình học tập; hoạt động học tập chủ yếu từ nghe giảng- ghi nhở- vận dụng và tái hiện. Cách học này chỉ tạo nên những bộ óc biết ghi nhớ và tái hiện mà không tạo nên được con người có các năng lực mà xã hội đang cần- năng lực tự chủ, năng lực phối hợp nhóm, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo...

Với vị trí ngồi học theo nhóm học sinh cùng với cách tổ chức dạy học mới của GV, học sinh bên cạnh được học cái chữ, các em có cơ hội hình thành các năng lực cần thiết ở con người xã hội trong tương lai. Nhờ quan hệ tương tác được mở rộng, đa chiều: tương tác giữa học sinh (với tư cách là chủ thể của quá trình học tập) với tài liệu ( với tư cách là đối tượng của quá trình học tập, được viết lại chủ yếu dành cho người học với các hướng dẫn sư phạm) dưới sự điều hành của nhóm trưởng và vai trò cố vấn của GV; Tương tác giữa học sinh với các dụng cụ học tập (tranh ảnh, đồ dùng, vật thật...); Tương tác giữa học sinh với học sinh (hai chủ thể với nhau) thông qua vai trò điều khiển của nhóm trưởng, của GV; Tương tác giữa học sinh và giáo viên và ngược lại. Điều cần chú ý là trong các mối quan hệ tương tác trên, học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình học tập, của hoạt động tương tác sẽ có tác dụng kích thích các hoạt động của bộ não nhằm giúp cho các em hình thành và phát triển nhanh các “năng lực người” ngay trong quá trình học.

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, giáo viên phải tạo ra được bầu không khí hợp tác thân thiện trong các hoạt động theo nhóm, phái kích thích được ý thức tự giác tham gia vào các hoạt động của mỗi giờ học. Trảnh rủi ro do không quán xuyến được các hoạt động của mỗi học sinh trong giờ học. Muốn vậy, GV phải có khả năng quan sát, khả năng điều chỉnh hành vi tốt hơn là khả năng thuyết trình tốt như các giờ dạy trước đây.

Câu hỏi 3:  Vai trò của GV trong tổ chức dạy học theo VNEN?

Trả lời: Như đã nói ở phần chung, hạt nhân của Dự án VNEN là Dự án đổi mới quá trình sư phạm của giáo viên để hướng tới đổi mới cách học của học sinh. Trong quá trình dạy học ở các lớp VNEN, giáo viên không đóng vai trò là chủ thể truyền đạt kiến thức mà là người giao việc, tổ chức hoạt động học tập, tư vấn, giám sát. Nói cách khác, vai trò của họ được chuyển từ trung tâm phát ngôn sang vai trò của trung tâm điều khiển. Muốn thực hiện tốt vai trò điều khiển, bản thân giáo viên phải có năng lực cũng như các kỹ năng điều khiển. Cụ thể là họ phải nói làm sao để nở mỗi bước- hoạt động, khi giao việc, mỗi học sinh phải hiểu được rằng mình phải làm gì và làm như thế nào để tạo ra được kết quả theo mục tiêu đã đặt ra cho hoạt động; họ phải quan sát và kiểm soát được thái độ tham giá cũng như các hành vi học tập của học sinh, từ đó, đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý nhất cho mỗi em hoặc cho cả lớp.

Để thực hiện được vai trò trên, giáo viên phải tập quan sát tốt các tình huống xẩy ra, phải có khả năng tương tác bằng lời, hành động để điều khiển được các hoạt động học tập diễn ra theo đúng kịch bản, không chệch hướng.

Câu hỏi 4: Nhiều phụ huynh, giáo viên băn khoăn rằng nếu học theo lớp VNEN, học sinh sẽ không đủ kiến thức để thi vào trường chất lượng cao Trung học cơ sở?

Trả lời: Tài liệu Hướng dẫn học tập các môn học theo VNEN được thiết kế theo Chuẩn Kiến thức- Kỹ năng của Chương trình GDPT cấp tiểu học (Quyết định 16/2006/QĐ- BGDĐT); các đơn vị kiển thức- kỹ năng dựa trên Sách giáo khoa hiện hành được thiết kế lại khoa học hơn, dành cho học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy, tài liệu VNEN không bớt kiến thức theo Chuẩn đã ban hành. Giáo viên băn khoăn vì nếu dạy theo SGK hiện hành, họ là chủ thể của QTDH, họ có quyền thêm bớt lượng bài tập, lượng kiến thức để đạt được mục đích “dạy thêm ngay trong giờ dạy chính khóa”. Như vậy là họ đã vi phạm Chuẩn KT- KN trong dạy học. Với cách dạy cũ, học sinh trung bình và yếu có nguy cơ tụt chuản cao vì thế, độ rủi ro về cơ hội học được của các em cũng rất lớn. Đó là điều trái với tính chất phổ cập của giáo dục tiểu học.

Thiết nghĩ, để tránh được áp lực thi váo các trường chát lượng cao, các phòng cần nhanh chóng cải tiến cách tuyển sinh vào các trường này. Ví dụ không nên căn cứ vào số lượng học sinh thi đỗ vào loại trường này để xếp loại thi đua các trường tiểu học; cải tiến cách ra đề theo cách mà các kỳ OLYMPIC Toán tuổi thơ cấp tỉnh, cấp trung ương đang làm hay Trường THCS chuyên Am- tech- đam Hà Nội để giảm áp lực phải học thêm ở các trung tâm, các lò luyện cho học sinh tiểu học.

Câu hỏi 5: Vì sao chuyển các môn Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục sang các hoạt động giáo dục?

Trả lới: Giáo dục tiểu học với vị trí là cấp học nền tảng, có nhiệm vụ chuẩn bị cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ để học sinh tiếp tục học lên THCS. Trường tiểu học dạy môn Âm nhạc không có mục đích đào tạo các em thành ca sỹ mà để giáo dục thẩm mỹ cho các em: giáo dục lòng yêu thích cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ qua hoạt động giáo dục Âm nhạc. Khi ứng xử với các môn học Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục như một HĐGD, giáo viên có điều kiện hơn để thực hiện chức năng giáo dục là chính (khác với môn học, GV phải ứng xử nó với chức năng dạy học là chính; tức là GV phải dạy theo PPCT, theo SGK, phải đạt được mục tiêu bài dạy về KT- KN và Thái độ. Điều đó có nghĩa là GV ít có cơ hội để được tổ chức linh hoạt sáng tạo).

Với tư cách là một hoạt động giáo dục, giáo viên có quyền hoặc sử dụng tài liệu hiện hành hoặc không sử dụng (ví dụ: có thể cho tập hát một bài dân ca địa phương, có thể cho xem các ca sỹ biểu diển qua VIDEO CLIP); có thể tổ chức dạy học trong lớp, nhà đa năng, phòng chuyên dụng (phòng GD Âm nhạc, Phòng GD Mỹ thuật- nếu có, hoặc ngoài sân trường ....). Tuy nhiên, các hoạt động GD của GV không được tùy tiện mà phải có kế hoạch (đăng ký tổ chức qua Lịch báo giảng).
================================================
Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới: Tải xuống tại đây!


Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

Nhân sự cơ quan

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT

Phần mềm PCGD - CMC

Phần mềm KĐCL Mầm non

Phần mềm KĐCL phổ thông

Giáo trình điện tử

Hệ thống Email Phòng GDĐT

Đăng ký nhận tin

Nhập vào email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ http://anminh.edu.vn