Đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập (QT06/GDĐT)

1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;
b) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục, trong đó có cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: tài chính, các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
d) Danh sách, kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của chủ đầu tư, ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;
đ) Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;
e) Danh mục tài liệu phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;
g) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 29 của Quy chế ban hành theo Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT;
h) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho mượn, cho thuê đất hoặc giao, cho mượn trụ sở nhà trường, nhà trẻ dân lập với thời hạn tối thiểu 05 (năm) năm;
i) Có phương án huy động, quản lý, sử dụng kinh phí vốn để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 05 (năm) năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ  dân lập được tuyển sinh.

2.  Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo

6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính             

7. Lệ phí (nếu có): Không

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Điều 22 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT;
+ Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT;
+ Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;
+ Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;
+ Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập.

11. Quy trình các bước xử lý công việc

TT Trình tự các bước công việc* Trách nhiệm Thời gian
1 Tiếp nhận hồ sơ, xem xét sự hợp lệ, ghi giấy biên nhận hoặc phiếu hẹn hoặc sổ giao nhận Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ½
2 Thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Phòng giáo dục và đào tạo thông báo để nhà trường, nhà trẻ dân lập chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế cho nhà trường, nhà trẻ dân lập Phòng GDĐT 3
3 Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ dân lập Phòng GDĐT 20
4 Ra quyết định cho phép hoạt động hoặc trả lời bằng văn bản nếu không đủ điều kiện Lãnh đạo Phòng GDĐT 1
5 Hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; ghi sổ hoặc nhập máy. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ½
*Ghi chú:
  1. Các bước này có thể tăng hoặc giảm tùy theo đặc điểm của mỗi thủ tục hành chính nhưng đảm bảo tổng thời gian không quá quy định của pháp luật. Đơn vị tính thời gian là ngày làm việc, bằng 8 tiếng giờ hành chính.
  2. Một số thủ tục hành chính giải quyết trong ngày hoặc ít hơn 2 ngày; hoặc được xử lý bởi 1 người, 1 nhóm người trong cùng 1 phòng hay đơn vị thì không nhất thiết phải sử dụng phiếu theo dõi quá trình tương ứng.
  3. Một số thủ tục hành chính quy định chỉ nhận nhưng không trả kết quả thì không cần thiết sử dụng phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc;
  4. Các bước công việc này có thể được kiểm soát thông qua phần mềm tin học.
12. Biểu mẫu
  • Mẫu Giấy biên nhận hồ sơ hoặc sổ giao nhận hoặc phiếu hẹn;
  • Mẫu Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc;
  • Mẫu Bảng thống kê kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
  • Xem mục 5 ở trên.
 13. Hồ sơ lưu

TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu Tải xuống
1 Biên nhận hồ sơ/sổ giao nhận/phiếu hẹn BP tiếp nhận HS 1 năm  
2 Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc (Lưu theo bộ hồ sơ theo mục 5.1 ở trên) Phòng chuyên môn Lâu dài  
3 Bộ hồ sơ theo Mục 5.1 Phòng chuyên môn Lâu dài  
4 Quyết định cho phép hoạt động hoặc văn bản trả lời Phòng chuyên môn Lâu dài