Hiệu ứng tích cực từ mô hình trường học mới ở các tỉnh ĐBSCL

Đăng lúc: Thứ bảy - 12/07/2014 15:58 - Người đăng bài viết: Phòng GD&ĐT An Minh
Vừa qua, tại huyện đảo Phú Quốc, với vai trò trưởng cụm thi đua vùng 6 (gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), Sở GD & ĐT tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN)”. Tới dự có thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Vụ trưởng Vụ GD tiểu học Phạm Ngọc Định - giám đốc dự án VNEN, cùng đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên đại diện các đơn vị triển khai dự án thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiệu ứng tích cực từ mô hình trường học mới ở các tỉnh ĐBSCL

Hiệu ứng tích cực từ mô hình trường học mới ở các tỉnh ĐBSCL

 Trong số 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 2 địa phương thuộc nhóm ưu tiên 1, 4 địa phương thuộc nhóm ưu tiên 2 và 6 địa phương thuộc nhóm ưu tiên 3, với tổng số trường được thụ hưởng dự án là 178 trường.  Sau một năm thực hiện dự án, đã có thêm 90 trường tự nguyện tham gia, nâng tổng số trường triển khai mô hình VNEN trong khu vực lên 268 trường

Báo cáo từ các Sở GD&ĐT thuộc vùng thi đua 6 cho biết, dù mới bước sang năm thứ 2 triển khai thử nghiệm, nhưng mô hình VNEN đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học. Học sinh được trải nghiệm, khám phá, được rèn luyện kỹ năng thông qua hoạt động tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều dễ nhận thấy ở các lớp thực hiện mô hình VNEN, học sinh rất mạnh dạn, tự tin, đặc biệt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm của các em hơn hẳn học sinh ở các lớp học truyền thống. Sự quá tải trong học tập, áp lực về điểm số đã giảm đáng kể.

 
 

Giám đốc sở GD&ĐT Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang phát biểu khai mạc Hội thảo

Tuy nhiên, do mô hình VNEN đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ và căn bản, nhất là đổi mới về hoạt động sư phạm, chuyển sự tập trung từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động tự học của học sinh, đến những thay đổi về cách thức tổ chức quản lý lớp học, khiến việc triển khai không tránh khỏi khó khăn, lúng túng. Vì vậy, việc Sở GD&ĐT Kiên Giang tổ chức hội thảo chuyên đề về mô hình VNEN thực sự là một hoạt động có ý nghĩa trong vùng thi đua 6. Đây là dịp để các nhà quản lý, các nhà giáo trao đổi, lắng nghe và cùng chia sẻ kinh nghiệm, nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt các yêu cầu và mục tiêu của mô hình VNEN.

 
 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Vụ trưởng Phạm Ngọc Định đánh giá cao sáng kiến của Sở GD&ĐT Kiên Giang trong việc tổ chức Hội thảo, đồng thời ghi nhận, biểu dương những cố gắng và kết quả bước đầu rất khả quan của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong việc triển khai thực hiện mô hình VNEN. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trực tiếp giải đáp nhiều câu hỏi, giải tỏa những băn khoăn của đại biểu liên quan đến chủ trương nhân rộng mô hình VNEN, vấn đề tài liệu phục vụ cho các trường không thuộc dự án; tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong các lớp VNEN; phương pháp xử lý đối với những lớp học có học sinh không đồng đều về trình độ; những thay đổi trong đánh giá học sinh, đánh giá giáo viên; hướng tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất, sự tham gia của phụ huynh học sinh và cộng đồng trong mô hình VNEN…

 

Ban đầu triển khai một mô hình mới tất yếu là khó khăn, với vùng đồng bằng sông Cửu Long thì càng khó khăn hơn các vùng miền khác, nên việc bắt tay vào cái mới là không dễ. Ngày đầu chưa quen thì thấy khó, nhưng khi quen thì cái khó sẽ bớt dần. Có cái gì thu hoạch nhiều hơn, mà vẫn dễ? Có gì thành công hơn mà vẫn dễ không? Chắc là không! Thực tế cho thấy, các địa phương này đều rất chủ động để khắc phục khó khăn và  đã có những kinh nghiệm bước đầu, những thành công nhất định, nên Bộ GD khuyến khích sự chủ  động sáng tạo của các địa phương.

Việc triển khai mô hình mới ở những nơi tổ chức được học 2buổi/ ngày sẽ có thuận lợi, nhưng không vì thế mà ở những nơi học 1 buổi/ ngày không làm được. Chúng ta vẫn có thể ứng dụng mô hình này từng phần hoặc toàn phần, tùy vào điều kiện cụ thể. Chúng tôi rất mừng vì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng mô hình mới một cách có hiệu quả. Đây cũng là một giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng GD của cả vùng nói chung và ở những địa bàn khó khăn nhất nói riêng.”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo Nguyễn Vinh Hiển

 
 
 

Vụ trưởng vụ GDTH Phạm Ngọc Định, giám đốc dự án VNEN trao đổi tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo,Vụ trưởng Phạm Ngọc Định khẳng định, đặc trưng của mô hình VNEN là hoạt động tự học của học sinh.Vì vậy, để học sinh lớp 2 có thể tự học được, thì ngay từ lớp 1 các em phải được trang bị công cụ tiếng Việt thật tốt. Vụ trưởng cho biết, hiện nay, chương trình tiếng Việt lớp 1 công nghệ GD của GS Hồ Ngọc Đại được coi là một giải pháp tốt. Cũng theo Vụ trưởng Phạm Ngọc Định,để việc triển khai mô hình VNEN đạt hiệu quả, các địa phương, các nhà trường phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhận thức, tâm lý đến các điều kiện thực hiện, tránh tình trạng triển khai không đến nơi đến chốn, không liên tục, thấy khó thì bỏ, đơn cử như trường hợp trường tiểu học An Thới 3 và trường tiểu học Hàm Ninh huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang không triển khai mô hình VNEN ở khối lớp 2 năm học này với lý do không đủ phòng học dạy 2 buổi/ngày là rất đáng tiếc. Từ thực tế này, Vụ trưởng đề nghị, từng nhà trường, từng địa phương nêu cao hơn nữa tính tự chủ, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện VNEN, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có thể nhân rộng mô hình VNEN toàn phần hoặc một phần. Các nhà trường cũng nên chú trọng phát huy sức mạnh và sự tham gia của cộng đồng, của phụ huynh học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Muốn vậy, phải tăng cường công tác thông tin truyền thông, tiếp tục nâng cao nhận thức trong ngành và ngoài XH, để có sự hiểu biết đúng đắn về mô hình và triển khai có hiệu quả được. Bộ và Dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn dạy học, tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật trường học VNEN, nhằm phát huy hiệu quả của mô hình và phát hiện, chấn chỉnh kịp thời sai sót.

Ngày 25/03/2014
 
Tác giả bài viết: Hải Yến - nguồn VOV
Nguồn tin: tieuhoc.moet.gov.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

Nhân sự cơ quan

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT

Phần mềm PCGD - CMC

Phần mềm KĐCL Mầm non

Phần mềm KĐCL phổ thông

Giáo trình điện tử

Hệ thống Email Phòng GDĐT

Đăng ký nhận tin

Nhập vào email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ http://anminh.edu.vn