Hướng dẫn tính tiền lương dạy thêm giờ

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/02/2014 15:20 - Người đăng bài viết: Phòng GD&ĐT An Minh
ảnh minh họa

ảnh minh họa

(Chinhphu.vn) - Bà Trần Thúy Vinh (vinhtran70@...) đề nghị giải đáp về cách tính tiền lương dạy thêm giờ theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Bà Vinh hỏi: Công thức tính tiền lương của một giờ dạy tại điểm c, khoản 1 Điều 4 là của một giờ dạy chính hay của một giờ dạy thêm giờ? Có cơ sở giáo dục, đào tạo đang tính trả lương dạy thêm giờ theo quy chế chi tiêu nội bộ và theo quyết định của hiệu trưởng, nhưng số tiền lương dạy thêm giờ được trả thấp hơn quy định của Thông tư này. Vậy có bắt buộc phải thực hiện đúng quy định của Thông tư này không?Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá 200 giờ/1 năm được áp dụng chung đối với giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm, hay chỉ áp dụng đối với giáo viên chuyên trách?

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp bà Vinh như sau:

Ngày 8/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

Khoản 1 Điều 4 Thông tư này quy định cách tính tiền lương dạy thêm giờ như sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm.

Tiền lương 1 giờ dạy thêm = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%.

Trong đó, tiền lương 1 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 1 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy trên 1 năm

x

Số tiền dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

- Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiền lương 1 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy/năm

x

22,5 tuần/52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).

Trong đó:

- Số giờ dạy quy đổi/năm học được thực hiện theo Khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Khoản 4 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Điều 12 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 2 Điều 11 và Điểm d Khoản 3 Điều 13 Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT; Khoản 3 Khoản 4 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT.

- Số giờ dạy tính thêm/năm học được áp dụng đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập được quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT.

- Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 6 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT.

Định mức giờ dạy/năm

Định mức giờ dạy/năm được tính theo quy định tại các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch này. Cụ thể như sau:

- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học).

- Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học).

- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

- Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt là Tổng phụ trách); giáo viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (gọi tắt là cán bộ Đoàn, Hội) ở cơ sở giáo dục phổ thông = (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

- Định mức giờ dạy/năm của cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề là tiêu chuẩn giờ giảng tối thiểu quy định tại Điểm b Khoản 3 Mục II và Điểm b Khoản 3 Mục III của Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH.

Định mức giờ dạy/năm của cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp là số giờ giảng dạy quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT.

- Định mức giờ dạy/năm của các đối tượng khác do thủ trưởng đơn vị quyết định cho từng năm học theo các văn bản quy định tại các Điểm a, d, đ, e, f, g, h Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch này”.

Như vậy, trả lời 3 vấn đề bà Trần Thúy Vinh hỏi liên quan đến nội dung của Thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như sau:

Thứ nhất, công thức tại điểm c, khoản 1 Điều 4 là công thức tính tiền lương của 1 giờ dạy (bình thường).

Cách tính tiền lương 1 giờ dạy thêm áp dụng quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 4 như sau: Tiền lương 1 giờ dạy thêm = Tiền lương 1 giờ dạy (bình thường) x 150%.

Thứ hai, Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC là văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp ban hành theo thẩm quyền, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Do vậy, các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp) bắt buộc phải thực hiện đúng quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo tại Thông tư này. Nếu quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành có quy định tính trả lương dạy thêm giờ thấp hơn với quy định của Thông tư này thì phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Thông tư.

Thứ ba, căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 1; khoản 8 Điều 3 và  điểm d, khoản 1 Điều 4 Thông tư này, đối tượng áp dụng chế độ trả lương dạy thêm giờ là nhà giáo, kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội.

Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ  không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. Theo Điều 106 Bộ luật Lao động tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ/1 năm.

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).

Theo đó, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá 200 giờ/1 năm áp dụng cho  cả giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật

Nguồn tin: baodientu.chinhphu.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

Nhân sự cơ quan

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT

Phần mềm PCGD - CMC

Phần mềm KĐCL Mầm non

Phần mềm KĐCL phổ thông

Giáo trình điện tử

Hệ thống Email Phòng GDĐT

Đăng ký nhận tin

Nhập vào email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ http://anminh.edu.vn