Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

Đăng lúc: Thứ hai - 06/04/2015 16:22 - Người đăng bài viết: Phòng GD&ĐT An Minh
Căn cứ Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 02/3/2015 của Ủy ban nhân dân huyện An Minh về tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi), Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả tổ chức đóng kiến của Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trong ngành GDĐT huyện An Minh như sau:
Lể công bố kế hoạch của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi (ảnh internet)

Lể công bố kế hoạch của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi (ảnh internet)

I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI).
1. Công tác tổ chức lấy ý kiến
Sau khi được tiếp thu kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2015 của UBND huyện An Minh về việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Phòng GDĐT huyện An Minh đã triển khai thực hiện trong ngành GDĐT gồm.
- Ban hành Kế hoạch số 03/KH-PGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2015 về việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu; đối tượng lấy ý kiến; nội dung, hình thức lấy ý kiến; thời gian tổ chức lấy ý kiến và chế độ báo cáo đối với các đơn vị trường học trực thuộc.
- Phát hành toàn văn các văn bản chỉ đạo công tác lấy ý kiến và dự thảo bộ luật dân dự (sửa đổi) như: Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân; Bộ luật Dân sự năm 2005; Chuyên đề: Sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi); Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)… qua hệ thống email nội bộ ngành và đăng tải trên cổng thông tn điện tử ngành GDĐT huyện An Minh tại địa chỉ http://anminh.edu.vn để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và người dân có thể truy cập và đóng góp ý kiến;
- Tổ chức cho cán bộ, chuyên viên phòng GDĐT tìm hiểu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi);
- Sau khi có kết quả đóng góp ý kiến của Cán bộ, chuyên viên phòng và báo cáo tổng hợp từ các dơn vị trường học, Phòng GDĐT lập báo cáo tổng kết ý kiến và gửi về UBND huyện (thông qua Phòng Tư pháp) theo Kế hoạch 12/Kh-UBND của UBND huyện.
2. Các hình thức tổ chức lấy ý kiến
Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-UBND huyện, Phòng GDĐT đã tổ chức lấy ý kiến thông qua các hình thức như:
- Mời cán bộ, chuyên viên phòng tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm; góp ý trực tiếp bằng văn bản và gửi về Phòng GDĐT tổng hợp báo cáo UBND huyện (thông qua Phòng Tư pháp) trước ngày 27 tháng 3 năm 2015.
- Mỗi cá nhân cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT, cán bộ giáo viên, công nhân viên các đơn vị trường mầm non, tiểu học và THCs trực thuộc hoàn thành 01 phiếu lấy ý kiến vần đề trong tâm của Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Thủ trưởng đơn vị  tổng hợp phiếu và báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của CBGVCNV trong đơn vị theo đề cương.
3. Các đối tượng được lấy ý kiến
Tập thể cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; cán bộ, giáo viên, công nhân viên các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trực thuộc.
4. Các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào báo cáo
Qua báo cáo tổng kết của các đơn vị, phần lớn các đơn vị thống nhất cao với Dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi). Đặc biệt có 06 đơn vị trường có những ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật gồm: Phòng GDĐT An Minh; Trường tiểu học Thuận Hòa 1; Trường tiểu học Thị Trấn 1; Trường THCS Đông Thạnh 1; Trường THCS Đông Thạnh 2; Trường TH Đông Hưng A2.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)
Việc sửa đổi BLDS lần này được tiến hành trong một giai đoạn mới trong lịch sử lập hiến, lập pháp của Việt Nam, đặc biệt, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã ghi nhận cụ thể hơn về thực hiện, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng Hiến pháp và luật, đồng thời ghi nhận nhiều quyền và cách thức bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, xã hội...
Dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) được xác định là một trong các dự án luật có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật đất đai, Bộ luật hình sự, Luật doanh nghiệp…) - Chương trình có mục tiêu cơ bản là nhằm hoàn thiện thể chế với những yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật có tính ổn định, chuẩn mực, nhất quán, hệ thống; minh bạch và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư; việc giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và được phép chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; việc nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế…, cũng như việc nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, làm cho thể chế kinh tế thị trường của chúng ta ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế;
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện với nhiều luật điều chỉnh chuyên ngành, góp phần giảm thiểu gánh nặng cho Bộ luật dân sự trong giải quyết những quan hệ dân sự cụ thể, tính ổn định không cao, từ đó tạo nền tảng tốt hơn để phát huy vai trò của Bộ luật dân sự là luật chung của hệ thống luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng.
III. Ý KIẾN CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỒI)
1. Về các quy định cụ thể của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)
a) Tham gia ý kiến vào toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
+ Về quyền nhân thân:
Dự thảo Bộ luật tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư)…, đồng thời bổ sung một số quyền mới như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống… Ngoài ra, Điều 51 dự thảo quy định, các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Đáng chú ý: khoản 4 Điều 40 của Dự thảo đưa ra 2 phương án: “Phương án 1: Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới. Phương án 2: Trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của luật”.
Thực tế hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trường hợp công dân sang nước ngoài để thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Điều này đã phát sinh rất nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này khi có sự khác biệt về bản dạng giới tính trên thực tế và trên giấy tờ nhân thân. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá xã hội một cách chi tiết, thấu đáo để xây dựng quy định cho phù hợp, tránh việc lạm dụng gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Vì vậy Phòng GDĐT đề nghị chọn Phương án 2.
+ Về hình thức sở hữu:
Bộ luật dân sự hiện hành quy định 6 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức CT - XH; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, sở hữu của tổ chức XH, tổ chức XH – nghề nghiệp. Dự thảo quy định 03 hình thức sở hữu, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Quy định như trên đảm bảo phù hợp với các chế độ sở hữu được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên, đề nghị dự thảo Bộ luật dân sự cần quy định rõ hơn hình thức sở hữu toàn dân để có thể xác định được quyền của người dân đối với các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhất là tài sản về đất đai.
+ Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức
Điều 134 Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Khoản 1 – Điều 145 Dự thảo quy định: “Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a. Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;
 b. Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án cho phép thực hiện quy định về hình thực của giao dịch dân sự trong một thời gian hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thi giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
 Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức của Dự thảo đã linh hoạt hơn để đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự. Trong giao dịch dân sự quan trọng nhất là thể hiện ý chí của các bên. Quy định về hình thức của giao dịch dân sự (bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc làm chứng) xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước hoặc bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, vì vậy nếu giao dịch đã thực hiện xong và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tạo điều kiện để các bên hoàn thành các thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu (sang tên) và việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (do vi phạm quy định về hình thức) là không cần thiết, sẽ gây xáo trộn, làm mất ổn định quan hệ dân sự.
 Hơn nữa, hiện nay việc thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự đòi hỏi những điều kiện, giấy tờ phức tạp (Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, giấy tờ nhân thân, chứng minh quan hệ….) mà trong một số trường hợp chủ sở hữu hợp pháp không đáp ứng được nên không thể thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định.  Vì vậy, quy định cứng nhắc về hình thức của giao dịch dân sự như hiện nay sẽ làm “cản trở” việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu tài sản theo Hiến pháp và Bộ luật dân sự.
b) Tham gia ý kiến về 10 vấn đề trọng tâm theo Phụ lục III ban hành theo Quyết định 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng chính phủ.
Thực hiện Quyết định 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, qua tổ chức lấy ý kiến về 10 vấn đề trọng tâm theo Phụ lục 3, Phòng GDĐT và các trường đã tổ chức lấy ý kiến cán bộ, giáo viên trong toàn ngành kết quả như sau: Tổng số đơn vị tổ chức lấy ý kiến: cơ quan Phòng GDĐT, 08 trường mầm non, 28 trường tiểu học và 12 trường THCS, tỷ lệ đạt 100%; Tổng số cán bộ, giáo viên toàn ngành: 1.411 người; Tổng số người được lấy ý kiến: 1.373 người, tỷ lệ: 97,31%; Kết quả lấy ý kiến theo Phụ lục  đính kèm.
2. Về kỹ thuật lập pháp
a) Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của dự thảo đã được sắp xếp phù hợp.
b) Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng các quy định của dự thảo: thống nhất với ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng các quy định của dự thảo.
 
Trên đây là báo cáo tình hình và kết quả tổ chức thực hiện lấy ý kiến đóng góp vào nội dung dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của ngành GDĐT huyện An Minh./.                                                                   

====
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

Nhân sự cơ quan

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT

Phần mềm PCGD - CMC

Phần mềm KĐCL Mầm non

Phần mềm KĐCL phổ thông

Giáo trình điện tử

Hệ thống Email Phòng GDĐT

Đăng ký nhận tin

Nhập vào email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ http://anminh.edu.vn