Báo cáo sơ kết thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

Đăng lúc: Thứ tư - 11/02/2015 22:18 - Người đăng bài viết: Phòng GD&ĐT An Minh
Ngày 11 tháng 02 năm 2015, Sở GDĐT Kiên Giang đã tổng hợp báo cáo sơ kết thực hiện Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Phòng GDĐT An Minh trân trọng gửi đến các thầy cô toàn văn báo cáo để theo dõi.
Ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang (ảnh: http://kiengiang.edu.vn)

Ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang (ảnh: http://kiengiang.edu.vn)

Căn cứ công văn số 6169/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 30); Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo kết quả triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 trong thời gian qua như sau:

1. Công tác tổ chức chỉ đạo
Sau khi tiếp thu tập huấn cấp trung ương do Bộ GDĐT tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Sở có cuộc họp với đội ngũ cốt cán toàn tỉnh để thống nhất kế hoạch tập huấn, triển khai cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên toàn tỉnh; tiếp theo là ban hành công văn số 1257/SGDĐT-GDTH ngày 02/10/2014 V/v Triển khai tập huấn nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Trong văn bản này, Sở đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện đảm bảo theo mục đích: Triển khai đến toàn bộ cán bộ quản lí và giáo viên hiểu rõ quan điểm, cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30 nhằm nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học.
Nội dung tập huấn là: Triển khai cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30; thống nhất nội dung nhận xét, cách nhận xét theo các công cụ, nhận xét bằng lời nói trực tiếp, viết vào phiếu, vở/tập học sinh, học bạ và Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Phòng GDĐT sử dụng đội ngũ cốt cán đã được tiếp thu từ Bộ để tập huấn cho cán bộ, giáo viên trong huyện. Các lớp tập huấn được chia theo khối lớp hoặc theo cụm trường; phương pháp tập huấn là học viên tự nghiên cứu tài liệu và cùng chia sẻ. Mỗi lớp tập huấn 02 ngày. Thời gian triển khai từ ngày 06/10 kết thúc trước 31/10/2014. Theo báo cáo từ các đơn vị, thời gian đã triển khai diễn ra từ ngày 06/10/2015 và kết thúc muộn nhất vào ngày 03/11/2014. Toàn tỉnh đã có 148 lớp tập huấn với 735 CBQL và 9.354 GV tham gia dự (100%).
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Sở có các đợt kiểm tra tại một vài trường tiểu học để nắm bắt tình hình và góp ý xây dựng. Cuối học kì I, Sở ban hành công văn số 1577/SGDĐT-GDTH ngày 24/11/2014 V/v Hướng dẫn ôn tập, kiểm tra cuối học kì I, năm học 2014 – 2015 giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng tổ chức ra đề kiểm tra theo ma trận đề. Các Phòng GDĐT có trách nhiệm chỉ đạo cho trường học thực hiện theo tinh thần chỉ đạo, tổ chức hội thảo chuyên đề cấp huyện về “Đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện TT 30/2014” và gửi báo cáo về Sở GDĐT.
Đến thời hạn quy định, Sở đã nhận được báo cáo của 10/15 huyện gồm: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc. Các huyện còn lại không có thông tin phản hồi.

2. Những thuận lợi, khó khăn qua báo cáo của các huyện
a) Thuận lợi: Phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên nhận định rằng: Thông tư 30 giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy và học. Kịp thời phát hiện những tiến bộ của học sinh để động viên và hướng dẫn, giúp đỡ những khó khăn mà các em chưa thể tự vượt qua. Nhận xét vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh sẽ mang lại hứng thú, niềm vui cho các em. Học sinh không bị áp lực với điểm số, không có sự so sánh giữa em này với em khác; cách đánh giá này không gây áp lực cho phụ huynh học sinh; Ghi nhận xét vào vở giúp cha mẹ học sinh đọc và hiểu được khả năng học tập của con mình, từ đó có những biện pháp hỗ trợ ở nhà.
Hiệu trưởng có quan tâm chỉ đạo hàng tuần cho tổ khối chuyên môn; tổ chức rút kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn trong quá đánh giá thường xuyên về nhận xét bằng lời hoặc viết vào vở/tập học sinh. Các chuyên viên quản lý tiểu học của Phòng GDĐT đã tăng cường dự giờ thăm lớp, tư vấn kĩ thuật và tuyên truyền mục đích đánh giá học sinh theo đúng tinh thần Thông tư. Sự chỉ đạo, hợp tác, phối hợp luôn luôn trên tinh thần sẵn sàng, tích cực hỗ trợ cho các thầy cô giáo chưa thông suốt hoặc còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
b) Khó khăn: Kể từ khi thay sách giáo khoa tiểu học sau năm 2000 cho đến nay đã có vài lần thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học. Nhưng sự thay đổi lần này quả là mạnh mẽ và có tác động khá lớn với bản thân thầy cô giáo và cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, cho đến nay, vẫn còn không ít thầy cô giáo chưa hiểu trọn vẹn mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá bằng lời thay cho điểm số. Có giáo viên cảm thấy nhận xét bằng lời quá phức tạp, nhiều lúng túng, nhiều điều chưa tự tin, nhận xét bằng cách viết khó tránh khỏi sự trùng lắp, khuôn mẫu và chưa phân hóa đối tượng, còn quá phức tạp. Hơn nữa giáo viên mất khá nhiều thời gian để ghi chép vào tập, vào sổ, vào phiếu… kể cả vào phầm mềm Smax V3.0. Khối lượng công việc của giáo viên ngày càng thêm nặng nề. Và do đó, nhiều giáo viên ghi nhận xét rất chung chung và mang tính đối phó là nhiều hơn.
Nhiều ý kiến cá nhân giáo viên cho rằng: Việc giáo viên bộ môn có đến hơn 20 quyển sổ là gây khó khăn không ít cho bản thân họ; đầu năm học, học sinh lớp 1 chưa đọc được chữ nên việc ghi lời nhận xét trong tập là không có tác dụng; mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm phải mất nhiều thời gian ghi nhận xét từng môn học nên không còn thời gian đầu tư cho chất lượng dạy học, không còn thời gian đầu tư cho đổi mới phương pháp và những yêu cầu khác…; phụ huynh học sinh thì lo ngại sự công tâm của giáo viên; việc ra đề kiểm tra theo ma trận là phức tạp, rối rắm; Sổ chủ nhiệm và Sổ theo dõi chất lượng giáo dục có nhiều điểm trùng lặp gây phiền phức; Thông tư 30 không quy định giao học bạ cho học sinh và cha mẹ học sinh sau học kì I và cuối năm học để đọc, để biết các ý kiến nhận xét của giáo viên cho nên nhận xét trong học bạ không tác động tích cực đến tinh thần, thái độ và động lực học tập của học sinh, không giúp cha mẹ học sinh phối hợp tốt với nhà trường, với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
c) Kiến nghị từ các đơn vị:
* Phòng GDĐT Gò Quao: Thiết kế bộ công cụ đánh giá, nhận xét học sinh theo từng môn học để hỗ trợ giáo viên từng bước nâng cao năng lực nhận xét học sinh theo Thông tư 30. Nhận xét học sinh theo sổ sách và theo SMAS 3.0 chỉ nên chọn một (có thể và ưu tiên cho SMAS 3.0 nhằm thiết thực ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học). Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn nên thiết kế nhận xét nhiều môn.
* Phòng GDĐT Châu Thành: Giáo viên bộ môn chỉ cần tập trung đánh giá hàng tháng đối với kiến thức - kĩ năng môn học. Riêng phần năng lực và phẩm chất để giáo viên chủ nhiệm đánh giá.
* Phòng GDĐT thị xã Hà Tiên (đặt ra các câu hỏi): Làm thế nào để tất cả phụ huynh tham gia vào đánh giá? Giáo viên chủ nhiệm có cần nhận xét đủ 3 mục ở phần nhận xét tháng? Giáo viên bộ môn có cần ghi nhận xét tất cả học sinh ở 3 mục cuối học kì?
* Phòng GDĐT Phú quốc: Không nhất thiết phải ghi nhận xét vào từng bài học trong vở/tập của học sinh. Lí lịch học sinh chỉ cần giáo viên chủ nhiệm ghi một lần.

3. Kết quả cuối học kì I
Cấp tiểu học toàn tỉnh có 6.542 lớp/ 160.015 học sinh. Kết quả như sau:
* Đánh giá về Học tập: Hoàn thành: 148.940 em (chiếm 93,07%); chưa hoàn thành: 11.075 em (chiếm 6,92%).
* Đánh giá về Năng lực: Đạt: 157.181 em (chiếm 98,22%); chưa đạt: 2.834 em (chiếm 1,77%).
* Đánh giá về Phẩm chất: Đạt: 159.723 em (chiếm 99,81%); chưa đạt: 292 em (chiếm 0,18%).
Số học sinh được khen thưởng cuối học kỳ I về các thành tích nổi bật trong ba nội dung đánh giá theo Thông tư 30 là 34.998 em (chiếm 21,87%).

4. Hướng chỉ đạo trong thời gian tới
Sau Hội nghị sơ kết, Sở GDĐT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Các đơn vị quản lý từ Sở, Phòng GDĐT tăng cường công tác chỉ đạo thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề (cấp huyện) theo cụm trường, cụm xã; thông qua các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên ngành…
Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giáo viên việc nhận xét vào vở/tập học, Sổ theo dõi chất lượng giáo dục... nhằm mục tiêu giúp giáo viên tự tin trong nhận xét bằng lời nói, bằng câu viết; tích hỗ trợ giáo viên các giải pháp phù hợp để nhận xét, đánh giá đúng học sinh của mình; tổ chức học tập, tham quan trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế./.
 

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

Nhân sự cơ quan

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT

Phần mềm PCGD - CMC

Phần mềm KĐCL Mầm non

Phần mềm KĐCL phổ thông

Giáo trình điện tử

Hệ thống Email Phòng GDĐT

Đăng ký nhận tin

Nhập vào email của bạn để nhận thông tin mới nhất từ http://anminh.edu.vn